Công Ty Cổ Phần Truyền Hình Cáp Sông Thu

“Mr Đa Năng” Ông Nguyễn Văn Tuấn - Chủ Tịch HĐQT Công Ty CP Môi Trường Việt Nam: và hành trình biến rác thành dầu

Email In PDF.

Gặp ông Nguyễn Văn Tuấn vào một buổi chiều muộn tại văn phòng Công Ty CP Sông Thu - ARICO (số 151, P.14, Q. Tân Bình, TP.HCM), nơi ông vừa kết thúc chuyến nghiệm thu máy phân loại nguồn rác tại hà nội và chính thức đưa vào sử dụng tại nhà máy xử lý chất thải rắn Khánh Sơn, Đà nẵng. Dự án đã được Công ty CP Môi trường Việt nam công bố với công nghệ xử lý chất thải rắn (nilon) và cho ra thành phẩm chính là dầu Po và Ro. Đây cũng là một trong 7 kỷ lục Việt nam về môi trường do Tổ chức Kỷ lục Việt nam phối hợp với trang tin Môi Trường công bố vào tháng 10/2012. Do đó, thay vì tiết lộ cho chúng tôi những thông tin mới về truyền hình cáp, bản quyền hay những xung đột trong ngành... thì ông lại say sưa nói về công nghệ xử lý chất thải rắn. Để rồi một ngày sau đó, ông lại quay về Đà nẵng tiếp tục giải quyết những công việc còn dở dang tại đây. nơi có khoảng 3 công ty đang chờ “vị thuyền trưởng” này lèo lái.Hơn một năm trước, cũng trong buổi trò chuyện vào một ngày cuối năm như thế này, ông đã nửa đùa, nửa thật: “Bây giờ, tôi đang chuẩn bị cho một dự án lớn, nếu hoàn tất thì đây sẽ là dự án đầu tiên về xử lý rác có công nghệ hoàn toàn của Việt Nam. Và mong muốn trong tương lai không xa, công nghệ này sẽ được chuyển giao trên toàn thế giới”. Cứ ngỡ đây sẽ là câu chuyện của một tương lai xa, nhưng tháng 10/2012,  Công  ty  CP môi  trường Việt  Nam đã  chính  thức công  bố  công nghệ xử lý chất thải rắn (nilon) và cho ra thành phẩm  chính  là dầu PO và RO. Và được công nhận  là công nghệ xử    rác thải hiện đại   tiện  ích nhất do người Việt Nam tự nghiên cứu, sáng chế và lần đầu tiên được áp dụng tại thành phố Đà Nẵng, thì chúng tôi mới hiểu rằng ước mơ đó đã được hiện thực. Và cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Văn Tuấn đã bắt đầu từ bước ngoặt đó.

 

Ông Biswaroop Roy Chowdhury trao bằng chứng nhận xác lập kỷ lục về công nghệ tái chế nilông thành dầu Po và Ro cho Ông Nguyễn Văn Tuấn Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công Ty CP Môi Trường Việt Nam - Ảnh: Tuấn Bình

* Đang  hoạt  động tốt  trong  lĩnh vực truyền hình  cáp  (Công ty ARICO) và khách sạn (khách sạn Sông Thu, Đà Nẵng), tại sao ông lại hứng thú với đầu tư nghiên cứu công nghệ, một lĩnh vực “dễ thua, khó thắng”?

- Thật ra làm kinh tế luôn có quy luật, do đó, quan trọng nhất vẫn là tầm nhìn của mỗi  người. Với  những  nước đang phát triển thì  luôn có nhiều hệ  lụy sâu xa về môi trường. Cũng chính những hệ lụy đó nên buộc doanh nghiệp (DN) phải nghĩ đến việc xử  lý về môi trường, đặc biệt  là công nghệ xử   rác. Ở  lĩnh vực này có rất nhiều biện pháp, tuy nhiên từ trước đến nay, công nghệ xử lý rác nước ngoài  lại không phù hợp  với  các nước đang phát triển như Việt Nam. Lý do rác thải ở nước ta  là hỗn hợp, không được phân loại cụ thể, nên hầu hết việc ứng dụng các công nghệ nhập khẩu này đều không thành công. Từ đặc thù đó, buộc phải có những công nghệ do Việt Nam chế  tạo họa may mới hiểu được và xử lý được vấn đề. Từ những tìm hiểu ban đầu, chúng  tôi đã  chế tạo  thành  công máy phân loại nguồn riêng biệt, tách lọc được 5  loại và sản xuất  ra  thành phẩm từ... rác. Theo đó, loại rác thải hữu cơ rắn được sản xuất ra loại than công nghiệp, rác  thải hữu  cơ mùn được sản  xuất  ra phân sinh học, rác thải xà bần được sản xuất  ra gạch  xây dựng; loại  rác  thải là sắt, thép thì tẩy rửa rồi nhập cho một số nhà máy thép và đặc biệt với rác thải là nilon (chiếm gần 10% lượng rác thải) thì chúng tôi sản xuất ra dầu công nghiệp

PO và RO.

* Được  biết,  công suất  xử    của nhà máy  là 650  tấn/ngày, vừa đủ xử lý  lượng rác  thải  ra mỗi ngày tại Đà Nẵng, có một dự trù cho tỷ lệ rác tăng lên mỗi năm không thưa ông?

- Công suất xử lý rác của nhà máy xử lý chất thải rắn Khánh Sơn, Đà Nẵng là 650 tấn/ngày.  Tuy  nhiên,  điều này  chỉ  thực hiện được khi nhà máy hoàn thành. Hiện tại, dự án chỉ mới hoàn thành giai đoạn 1 (gồm 1 chuyền), với vốn đầu tư 120 tỷ đồng, còn 2/3 đoạn đường nữa, dự kiếnđến năm  2015  dự  án mới  hoàn tất  với tổng vốn đầu tư là 520 tỷ đồng. Nên ở giai đoạn  đầu,  đến quý  1/2013  nhà máy sẽ bắt đầu cho chạy 1 chuyền với công xuất 200 tấn/ngày. Hằng năm, tỷ lệ rác dự trù tăng chỉ khoản 10%, không đáng kể, do đó, khi nào nguyên  liệu rác  tăng chúng tôi lại tiếp tục sản xuất máy có công suất phù hợp hơn.

 Dây chuyền công nghệ sản xuất dầu đốt công nghiệp từ nilon phế thải.

* Trước  đây,  tại TP.HCM  cũng  có một vài nhà đầu  tư muốn  triển khai dự án xử  lý rác theo công nghệ hiện đại  này, tuy  nhiên  họ gặp  trục  trặc trong vấn đề đàm phán phí xử lý rác. Công  ty CP Môi  trường  Việt Nam có gặp khó khăn tương tự vấn đề này tại   Đà Nẵng?

- Câu  chuyện  về phí  xử   rác  luôn là  thách thức đối với nhà đầu  tư. Vì với những cam kết giá bán thành phẩm cạnh tranh trên thị trường thì buộc nhà đầu tư phải thu vào mức phí xử  lý như thế nào để có thể bù đắp lại chi phí đầu tư công nghệ. Bởi, đây không phải  là dự án đầu tư năm hay mười năm, mà là câu chuyện lâu dài chạy suốt “cuộc đời” của dự án. Xã hội còn rác thì phải có công nghệ để xử lý rác và cam kết ngày càng cho ra nhiều công nghệ tiến bộ hơn. Bên cạnh đó, vấn đề khấu hao máy móc của nhà máy xử lý theo công nghệ hiện đại cũng rất nhanh. Nhiều nhà đầu tư nếu không biết về vấn đề khấu hao này thì nguy cơ lỗ sẽ rất lớn. Song hiện nay, ngân sách Đà Nẵng đang thất thu nhiều khoảng do ảnh hưởng bởi thị trường bất động sản, cơ sở kinh doanhmũi nhọn của Đà Nẵng chỉ mới xây dựng hạ  tầng nên cũng  rất khó xử trong việc đàm phán, mặc dù  lãnh đạo Thành phố rất ủng hộ cho chủ trương dự án. Do đó, chúng tôi cũng nghĩ đến nhiều giải pháp, song mọi thứ vẫn còn tùy thuộc vào tình hình  thị trường  lẫn quyết sách của  lãnh đạo TP. Đà Nẵng.

* Ngoài việc giải quyết vấn đề môi trường, chắc hẳn mục đích hình thành nhà máy xử lý chất thải rắn Khánh Sơn sẽ còn nhiều tham vọng khác?

- Việc hình thành dự án nhà máy xử lý chất thải rắn Khánh Sơn, trước hết, chúng tôi vẫn định hướng cho ra sản sản phẩm cuối cùng là năng lượng tái tạo, cung cấp lại cho xã hội, giải quyết được bài  toán không  chôn lấp  rác,   công  nghệ  của chúng tôi  không   khí  thải,  không có nước thải. Toàn bộ khói thải và nhiệt đều được chuyển biến thành gas tái phục vụ cho việc vận hành nhà máy. Tuy nhiên,  chúng  tôi vẫn  kỳ  vọng

trong tương lai dự án nhà máy xử lý chất thải rắn Khánh Sơn, Đà Nẵng hoàn thành và đi vào hoạt động không chỉ giải quyết vấn đề xử lý rác, mà đây sẽ là trung tâm về công nghệ xử  lý chất thải rắn (nilon) và cho ra thành phẩm chính là dầu PO và RO, phục vụ cho khách tham quan lẫn tìm hiểu  để chuyển  giao  công nghệ  ra  các nước khác tương tự Việt Nam.

* Xin  cảm  ơn   chúc  ông sớm thành công!

 
Lần cập nhật cuối ( Thứ năm, 21 Tháng 2 2013 08:18 )  

Danh mục

Liên kết Website

 


 

    KHÁCH SẠN SÔNG THU

 


 

Lượt truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm này979
mod_vvisit_counterHôm qua306
mod_vvisit_counterTuần này2037
mod_vvisit_counterTuần trước2153
mod_vvisit_counterTháng này2213
mod_vvisit_counterTháng trước12740
mod_vvisit_counterTất cả3928202

Hiện có 21 khách Trực tuyến