Thực trạng là, ở những năm gần đây, chúng ta có những nhà làm phim thừa nhiệt tình nhưng có vẻ như chưa đủ văn hóa nền để đặt tên phim?
Đời sống
kinh tế phát triển, nhu cầu giải trí cũng bắt đầu phát sinh những vấn
đề mà trước đây chưa tồn tại. Nghệ thuật thứ 7 mang những sắc thái biểu
hiện đa dạng và nhiều chiều, nên văn hóa tiếp nhận phải cần được quan
tâm một cách sâu sắc.
Vấn đề chính yếu của những nhà làm phim là tạo ra sự hấp dẫn, đủ lực để “mê muội” khán giả, làm thỏa mãn những thượng đế khó tính - những người có quyền gật gù tán thưởng hay phê phán khắc nghiệt khi xem xong một bộ phim. Nói cách khác, giữa khán giả và điện ảnh có mối quan hệ cộng sinh tất yếu nhưng dường như các nhà làm phim hiện nay chỉ biết câu khách ở cái tên phim và nhiều khi nó được “đầu tư” một cách thái quá.
Việc đặt tên cho phim phần nào thể hiện giá trị của Tiếng Việt - là thứ tiếng giàu đẹp và trong sáng. Nhà văn Đặng Thai Mai đã viết: “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay…”, hoặc như nhận xét của nhà thơ Xuân Diệu: “Sự trong sáng của ngôn ngữ là kết quả của một cuộc phấn đấu. Trong và sáng dính liền nhau”. Chính vì lẽ đó, để có một cái tên hay, người ta phải có vốn tiếng Việt giỏi. Sự trong sáng, sự giàu đẹp sẽ còn đâu khi giới trẻ đang bóp méo, xuyên tạc và “thủ tiêu” tiếng Việt với tốc độ “chóng mặt”. Đáng buồn hơn nữa, đáng xấu hổ hơn nữa, khi những nhà làm phim không nhận ra, hoặc cố tình không nhận ra, mặt khác còn tự hào với những cái tên được gắn mác lạ, độc, ấn tượng mà mình nghĩ ra, đắc ý với sự phá hoại ngôn ngữ mà mỗi ngày họ đang thể hiện trong việc gọi tên đứa con tinh thần của mình.
Vấn đề chính yếu của những nhà làm phim là tạo ra sự hấp dẫn, đủ lực để “mê muội” khán giả, làm thỏa mãn những thượng đế khó tính - những người có quyền gật gù tán thưởng hay phê phán khắc nghiệt khi xem xong một bộ phim. Nói cách khác, giữa khán giả và điện ảnh có mối quan hệ cộng sinh tất yếu nhưng dường như các nhà làm phim hiện nay chỉ biết câu khách ở cái tên phim và nhiều khi nó được “đầu tư” một cách thái quá.
Việc đặt tên cho phim phần nào thể hiện giá trị của Tiếng Việt - là thứ tiếng giàu đẹp và trong sáng. Nhà văn Đặng Thai Mai đã viết: “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay…”, hoặc như nhận xét của nhà thơ Xuân Diệu: “Sự trong sáng của ngôn ngữ là kết quả của một cuộc phấn đấu. Trong và sáng dính liền nhau”. Chính vì lẽ đó, để có một cái tên hay, người ta phải có vốn tiếng Việt giỏi. Sự trong sáng, sự giàu đẹp sẽ còn đâu khi giới trẻ đang bóp méo, xuyên tạc và “thủ tiêu” tiếng Việt với tốc độ “chóng mặt”. Đáng buồn hơn nữa, đáng xấu hổ hơn nữa, khi những nhà làm phim không nhận ra, hoặc cố tình không nhận ra, mặt khác còn tự hào với những cái tên được gắn mác lạ, độc, ấn tượng mà mình nghĩ ra, đắc ý với sự phá hoại ngôn ngữ mà mỗi ngày họ đang thể hiện trong việc gọi tên đứa con tinh thần của mình.
Cảnh trong phim Lọ lem hè phố
Việc đặt tên
phim là một phần công đoạn khá đơn giản và ít tốn thời gian nhất trong
các quy trình sản xuất một bộ phim. Để có một cái tên hay và ý nghĩa là
việc làm không quá khó đối với nhà sản xuất. Chỉ cần có một tư tưởng rõ
ràng, một nội dung cụ thể, chúng ta sẽ đưa ra một cái tên phù hợp nhất.
Vừa phảng phất thông điệp bộ phim hướng tới, vừa tạo ra sức mạnh mang
tính tác động trực tiếp tới nhận thức của khán giả. Nó tạo ra một phần
xúc cảm mang tính kích ứng và tạo ra thiện cảm ban đầu đối với bộ phim.
Năm 2003, màn ảnh rộng bất ngờ xuất hiện Gái nhảy (đạo diễn Lê Hoàng), bộ phim mở đầu cho thời kỳ phim thương mại sau giai đoạn khủng hoảng của điện ảnh Việt Nam.
Bộ phim
không đạt về hiệu quả nghệ thuật, gây ra nhiều tranh cãi trong giới phê
bình thời gian ấy nhưng nó thật sự thành công về yếu tố thương mại mà
bắt đầu từ… cái tên phim. Đề tài nhạy cảm về vấn nạn xã hội đen, mại
dâm, tình dục, ma túy được thể hiện lồ lộ từ cách đặt tên phim của đạo
diễn. Có lẽ đây là yếu tố đầu tiên tạo ra hiệu ứng dây chuyền từ tâm lý
đám đông, không ít người đến xem vì tò mò… chỉ vì cái tên phim. Tiếp
đến là những Lọ lem hè phố, Nữ tướng cướp, Chuông reo là bắn, Trai
nhảy… cũng không nằm ngoài mục tiêu câu khách. Khán giả đến xem với một
tâm thế hoàn toàn nghi hoặc về chất lượng phim, tò mò với những trò
diễn quen thuộc vì những mảng miếng lố lăng không hơn kém.
Cảnh trong phim Đẻ mướn.
Tiếp theo sự
thành công khó phủ nhận của những bộ phim đến từ cái tên phim là những:
Đẻ mướn, 2 trong 1… Thừa nhận rằng, những bộ phim này đã ít nhiều góp
phần cho một nền điện ảnh Việt đa sắc nhưng hiệu quả nghệ thuật thì u
ám một màu. Từ đó, những nhà sản xuất bắt đầu chú ý nhiều hơn đến việc
đặt tên cho đứa con điện ảnh của mình một cách sâu sát và chủ động hơn.
Cách đặt tên phim biến đổi trong từng thời kỳ, bắt nhịp xu hướng chung của tình hình giải trí lúc bấy giờ. Những năm 2000, năm của những biến động lớn về mặt xã hội, giai đoạn của gái nhảy, trai nhảy… sặc mùi xác thịt, tái hiện một cách nhớp nháp thế giới của tính dục. Rồi quá trình chuyển hóa sang thế giới phức tạp của… chân dài, hot boy như Những cô gái chân dài, Đẹp từng centimet và sự lên ngôi của lứa ca sĩ cho học sinh, sinh viên mà người ta gọi là thế giới Teen-Pop: Công chúa teen và ngũ hổ tướng, Thiên sứ 99.
Cách đặt tên phim biến đổi trong từng thời kỳ, bắt nhịp xu hướng chung của tình hình giải trí lúc bấy giờ. Những năm 2000, năm của những biến động lớn về mặt xã hội, giai đoạn của gái nhảy, trai nhảy… sặc mùi xác thịt, tái hiện một cách nhớp nháp thế giới của tính dục. Rồi quá trình chuyển hóa sang thế giới phức tạp của… chân dài, hot boy như Những cô gái chân dài, Đẹp từng centimet và sự lên ngôi của lứa ca sĩ cho học sinh, sinh viên mà người ta gọi là thế giới Teen-Pop: Công chúa teen và ngũ hổ tướng, Thiên sứ 99.
Một bộ phim
sắm cho mình cái tên còn nổi trội hơn cả chất lượng là Em hiền như ma
sơ. Với một kịch bản hời hợt, phi logic với câu chuyện chắp vá, lời
thoại lên gân và nhạt nhẽo, những góc máy tức mắt, những cú cắt dựng
trễ vài nhịp khiến các cảnh hành động của phim luôn bị chậm. Phim không
giải quyết các tình tiết bằng ngôn ngữ điện ảnh mà chỉ sơ sài bằng lời
thoại. Phần diễn xuất của diễn viên chưa được chăm chút, kỹ xảo vụng
về.
Với sức hấp
dẫn khó cưỡng từ cái tên phim như thế đã kéo không ít khán giả tới rạp.
Họ tới vì sự hiếu kỳ, để xem cái sự “hiền” của ma sơ rồi lại giận dữ
khi biết mình bị “lừa”. Xuất hiện cùng thời điểm với Em hiền như ma sơ,
Lệnh xóa sổ ghi dấu ấn khá đặc biệt từ cái tựa đề đầy tính hành động
nhưng vấp phải sự thiếu vốn sống từ khâu kịch bản. Bộ phim được dàn
dựng hời hợt bởi những nhà làm phim nghiệp dư… Và nghe đâu gần đây còn
có Hot boy nổi loạn, câu chuyện về thằng cười, cô gái điếm và con vịt -
bộ phim chưa công chiếu nhưng đã tạo ra hiệu ứng đặc biệt từ cái tên
nửa tây nửa ta, dài lê thê giữ kỷ lục bộ phim có tựa đề dài nhất từ
trước đến nay.
Những bộ phim Việt đang dần tạo ra sự mâu thuẫn dễ hiểu trong tâm thức khán giả ngày càng lớn, khi giá trị về mặt hình thức (trong trường hợp này là tên phim) dần đối nghịch hoàn toàn so với chất lượng về nghệ thuật mà bộ phim mang lại. Chúng ta chưa đủ ngón nghề của một nhà làm phim thuần túy hay không biết cách lôi kéo những thượng đế khó tính. Chúng ta dễ dàng thỏa hiệp với sự giả dối, đồng lõa với những giá trị ảo tạo ra một tầng cấp văn hóa thưởng thức đáng báo động.
Những bộ phim Việt đang dần tạo ra sự mâu thuẫn dễ hiểu trong tâm thức khán giả ngày càng lớn, khi giá trị về mặt hình thức (trong trường hợp này là tên phim) dần đối nghịch hoàn toàn so với chất lượng về nghệ thuật mà bộ phim mang lại. Chúng ta chưa đủ ngón nghề của một nhà làm phim thuần túy hay không biết cách lôi kéo những thượng đế khó tính. Chúng ta dễ dàng thỏa hiệp với sự giả dối, đồng lõa với những giá trị ảo tạo ra một tầng cấp văn hóa thưởng thức đáng báo động.
Dẫu biết
những cái tên phim không hề mang một dụ ngôn tiêu cực nào nếu chúng ta
biết trung thực hơn với chính mình. Hãy để cho chính khán giả có những
khoảng lặng nhất định để chiêm nghiệm, suy nghĩ. Sự tầm thường, thô
thiển không bao giờ trở thành nghệ thuật đúng nghĩa.
Theo Thể thao TP HCM
Tin mới hơn:
- 27/10/2011 09:52 - "Ăn đi, chết tao đền”
- 27/10/2011 09:48 - Thịt vịt om kiểu Tàu gây ấn tượng mạnh
- 27/10/2011 09:32 - Cá nướng hành mỡ - dễ làm mà ngon
- 25/10/2011 08:02 - Thùy Dương làm giám khảo Next Top Model nổi giận
- 17/10/2011 11:25 - Thí sinh có sức khỏe yếu nhất Next Top Model
Tin trước đây:
- 20/09/2011 10:29 - Người đẹp: Ngụy Thanh Lan lãng mạn với tiết trời t…
- 08/09/2011 09:23 - Trần Hạnh Phúc, thí sinh “dẫn chương trình” được y…
- 24/08/2011 08:24 - Không nghiêm khắc là tiếp tay cho hành động phản c…
- 20/08/2011 08:13 - Rừng sao Việt đua sắc trong "Đêm mỹ nhân"
- 15/08/2011 08:14 - Ngọc Trinh đăng quang Hoa hậu Việt Nam quốc tế 201…